Độc lạ 'cây đu đủ cao thẳng tắp hơn cây dừa': Chủ nhân tiết lộ bất ngờ
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do NSND Trà Giang đóng chính đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bộ phim vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, nghệ thuật và chạm đến trái tim của biết bao thế hệ khán giả. Ra mắt vào năm 1972, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do đạo diễn Hải Ninh thực hiện với kịch bản của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Bộ phim tái hiện cuộc sống và cuộc đấu tranh đầy gian khó của người dân hai bờ Hiền Lương trong bối cảnh đất nước bị chia cắt. Nhân vật chị Dịu - do NSND Trà Giang thủ vai là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, vừa lo toan gia đình vừa dẫn dắt phong trào đấu tranh trước sự đàn áp của kẻ thù.Theo chia sẻ của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt, quá trình quay phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không hề dễ dàng, nhất là với những cảnh đêm trên sông Bến Hải. Một trong những phân đoạn khó nhất với bà là cảnh chị Dịu ôm con vượt sông để tìm chồng. Để ghi hình cảnh này, đoàn phim phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng, chuẩn bị nhiều giờ trước khi quay. Nếu cảnh quay diễn ra vào buổi tối, công tác chuẩn bị phải bắt đầu từ giữa trưa để đảm bảo mọi yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, nước sông và hiệu ứng đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ.Tại Liên hoan phim Moscow năm 1973, bộ phim đã giành giải Nhất của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới, trong khi NSND Trà Giang nhận huy chương Vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Khi nhớ lại khoảnh khắc này, bà xúc động đến mức không thể cầm được nước mắt: "Tôi không nghĩ mình sẽ đoạt giải. Khi nghe tên mình được xướng lên, tôi run rẩy và xúc động đến mức không thể thốt nên lời".Nữ nghệ sĩ tâm sự thêm: "Dù đóng rất nhiều nhân vật, từ người phụ nữ nông thôn, miền núi, miền biển đến thành phố, nhưng mỗi vai diễn đều mang đến những trải nghiệm đáng quý. Tôi hạnh phúc khi có cơ hội khắc họa vai trò của người phụ nữ trong từng giai đoạn...".Những giọt nước mắt của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt không chỉ là sự xúc động khi nhớ lại một thời gian khó, mà còn là niềm tự hào về một tác phẩm đã sống mãi trong lòng công chúng. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, mà còn là bản hùng ca về lòng yêu nước, về tinh thần bất khuất của những con người ở vùng giới tuyến; và hơn hết, là lời tri ân sâu sắc đến những người phụ nữ Việt Nam đã góp phần làm nên lịch sử.Gymer bị rối loạn cương vì muốn nhanh có 6 múi
Đến thời điểm này, mức nhiệt lịch sử trong mùa nắng nóng năm nay là 42,2 độ C xảy ra trong 2 ngày liên tiếp là 14 - 15.4. Tuy nhiên, 21.4 là ngày đầu tiên trong mùa nắng nóng năm nay có số lượng trạm đo ghi nhận mức nhiệt độ cao trên 40 độ C nhiều nhất.
Làng nhang 100 tuổi ở TP.HCM: Cả 100 người cứ thấp thỏm trước tết
Cùng đi với Tổng Bí thư Tô Lâm có Trưởng ban Nội Chính T.Ư Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng T.Ư Đảng; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các lãnh đạo Văn phòng T.Ư Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư và tỉnh Ninh Bình.Trước anh linh các bậc tiên đế, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác bày tỏ quyết tâm, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nguyện tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng và truyền thống yêu nước của dân tộc, cùng đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu chung sức, đồng lòng quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, tạo đà đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Cũng trong sáng 31.1, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Lý Thái Tổ, Vua Trần Nhân Tông và các bậc tiên đế, tiền nhân tại khu vực Đàn Kính Thiên (xã Gia Sinh, H.Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).Tiếp đó, tại TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ năm 2025.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cách đây hơn 65 năm, ngày 28.11.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Tết trồng cây, đăng trên Báo Nhân dân với bút danh Trần Lực, kêu gọi mọi người, mọi nhà, mọi đoàn thể, địa phương cùng tích cực thi đua trồng, chăm sóc cây xanh, phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng. Người chỉ rõ: "Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều", "đó cũng là cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia" và Người đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây" trong cả nước.Lời kêu gọi của Người nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực bằng tinh thần tự giác, hành động cụ thể. Từ đó tới nay, mỗi độ xuân về, "Tết trồng cây" đã thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đây không chỉ là một hoạt động mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc, mà còn là hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, hướng tới một hành tinh xanh, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.Tổng Bí thư nêu rõ, quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình 2021 - 2030 xác định mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2030 về cơ bản đạt tiêu chí, năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc T.Ư. Tổng Bí thư đề nghị tỉnh phải phấn đấu trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho tăng trưởng xanh, hài hòa, bền vững, dựa vào kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, gắn với đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Các cấp, các ngành, mọi nhà, mọi người cần ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái; phải hình thành những phong trào sâu rộng với sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi hành động cụ thể như trồng cây xanh, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình kinh doanh dựa trên chuyển đổi xanh... đều góp phần xây dựng một Việt Nam xanh.Cùng với đó là hoàn thiện chiến lược chuyển đổi xanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, với truyền thống lịch sử lâu đời, với sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực, bảo vệ tốt môi trường sinh thái để thực hiện thành công chiến lược phát triển nhanh và bền vững khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Ngày 14.3, UBND xã Đăk Hà (H.Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết, cơ quan chức năng trên địa bàn vừa phát hiện và giúp đỡ một người đàn ông đi lạc hơn 200 km trở về với gia đình.Trước đó, ngày 12.3, qua công tác trinh sát, nắm địa bàn, Công an xã Đăk Hà phát hiện người đàn ông cao tuổi lạc đường. Thời điểm này tại H.Tu Mơ Rông có mưa phùn, thời tiết khá lạnh. Người đàn ông có biểu hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, đói lả và hoảng loạn.Ngay sau đó, Công an xã Đăk Hà đưa người này về trụ sở cho ăn uống, nghỉ ngơi và trấn an tinh thần. Qua xác minh, cơ quan công an xác định người đàn ông tên R.T (67 tuổi, trú tại thôn Plei Brieeng, xã Ia Phang, H.Chư Pưh (Gia Lai). Công an xã Đăk Hà liên hệ với Công an xã Ia Phang để xác nhận thông tin, phối hợp với gia đình đưa ông R.T trở về nhà an toàn.Theo gia đình, ông R.T có vấn đề về tâm thần. Ngày 8.3, sau khi rời khỏi nhà, ông R.T đi lạc dọc QL14, qua nhiều huyện thuộc 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum trước khi đến H.Tu Mơ Rông. Tổng quãng đường ông R.T đã đi lạc gần 200 km.
Khoa học hé lộ lý do đàn ông thích phụ nữ tóc dài
Sáng nay (23.2), ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27.1.1995-27.1.2025). Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành và địa phương...Ngày 27.1.1995, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 16/CP thành lập ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế, giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, từ 3 trường ĐH thành viên với 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, đến nay hệ thống ĐHQG TP.HCM đã mở rộng thêm các lĩnh vực như: nông nghiệp, sư phạm, khoa học sức khỏe, nghệ thuật. Từ đó, góp phần hoàn thiện mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, mở rộng cả về không gian khi có thêm thành viên mới ở vùng ĐBSCL. Cơ chế tự chủ giúp đa dạng hóa nguồn lực tài chính, nổi bật là có 7 trên 8 trường ĐH thành viên đã tự chủ tài chính. Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM - mô hình quỹ ĐH đầu tiên của Việt Nam, đã huy động được gần 400 tỉ đồng tài trợ giúp sinh viên vượt khó.Với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có năng lực lãnh đạo và có tư duy khởi nghiệp, ĐHQG TP.HCM đã đào tạo và cung cấp gần 400.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ. Đơn vị ĐH này là cái nôi đào tạo, cung cấp nguồn cán bộ cấp chiến lược cho đất nước trong đó nhiều lãnh đạo giữ vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước; nhiều doanh nhân thành đạt, nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trong và ngoài nước cũng trưởng thành từ đây.ĐHQG TP.HCM còn là đơn vị tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip-bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng; dẫn đầu cả nước về số chương trình được xếp hạng thế giới. Đến năm 2025, ĐH này đã có 17 ngành, 3 lĩnh vực được xếp hạng, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế. Về nghiên cứu khoa học, ĐHQG TP.HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước về số bài báo công bố quốc tế với dấu mốc ấn tượng gần 3.200 bài báo trong danh mục Scopus năm 2024 (chiếm 13,6% tổng công bố cả nước). ĐH này còn là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ với nhiều bằng sáng chế quốc tế, nhiều sản phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là tế bào gốc, kỹ thuật y sinh, trí tuệ nhân tạo, chip - bán dẫn, đạt doanh thu trung bình 250-300 tỉ đồng mỗi năm.ĐHQG-HCM đã phát triển Khu đô thị ĐH xanh, thân thiện, hiện đại đầu tiên của cả nước với hệ thống giao thông được kết nối đồng bộ. Đáng chú ý trong đó, khu ký túc xá có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với hơn 50.000 chỗ ở hoàn thành...Với những thành tích xuất sắc đạt được, ĐHQG TP.HCM đã vinh dự được trao tặng các danh hiệu, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng nhất, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, ĐHQG TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng.Tầm nhìn của ĐHQG TP.HCM là trở thành hệ thống ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam với 3 giá trị cốt lõi: xuất sắc, tiên phong, chính trực trong đào tạo, nghiên cứu; trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động; gắn kết, phục vụ cộng đồng.Đến năm 2030, ĐHQG TP.HCM hướng đến mục tiêu thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trên 75%; đạt hơn 10 huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế cho các môn toán, tin học, vật lý, hóa học, sinh học; hầu hết sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp; công bố hơn 35.000 bài báo khoa học trong danh mục Scopus; có các chương trình đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học trong nhóm 50 châu Á…